Điểm sách:Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam (01/02/2016)

Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam là chủ đề có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà dân tộc học, nhân học Việt Nam và nước ngoài. Trong vài thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những khía cạnh sắc màu của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng các tộc người ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về những cuốn giáo trình chuyên ngành nhân học nói chung và về đời sống tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng là cần thiết. Cuốn giáo trình  dành cho  bậc sau đại học “Tôn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam” do PGS. TS. Nguyễn Văn Minh biên soạn đã góp phần cung cấp cho người học, bạn đọc những kiến thức hữu ích liên quan đến chủ đề này.

Điểm sách:Đời sống xã hội - kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ (27/07/2015)

Cuốn sách là một ấn phẩm học thuật góp thêm tri thức về đời sống của cộng đồng ngư dân và cư dân vùng biển, đảo Nam Bộ - một khu vực mà ngành Nhân học, Dân tộc học Việt Nam còn tương đối hạn chế thông tin. Trên nền tảng Nhân học sinh thái và Nhân học biển, tác giả lựa chọn hướng tiếp cận dựa vào cộng đồng (community-based approach) để khảo sát những vấn đề xã hội, những loại hình văn hóa, kinh tế biển, đảo và tiềm năng kinh tế tại vùng biển Nam Bộ. Nghiên cứu này không chỉ thể hiện nỗ lực và niềm đam mê học thuật của tác giả, mà nó còn có giá trị tham khảo quan trọng cho các nghiên cứu sau về vùng biển Nam Bộ cũng như việc hoạch định các chính sách liên quan đến cộng đồng cư dân tại chỗ vùng biển Nam Bộ.

Điểm sách: Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam (26/03/2015)

Trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, vai trò của văn hóa ngày càng được đề cao. Việt Nam coi văn hóa là một trong năm trụ cột của phát triển bền vững (bốn trụ cột khác là tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường, ổn định chính trị), văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Điểm sách "Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam" (03/10/2014)

Gần đây, quan hệ tộc người xuyên biên giới là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn giới dân tộc học/nhân học trong và ngoài nước. Xuất phát từ thực tiễn vùng biên giới Việt Nam đã và đang chịu tác động ở các mức độ khác nhau từ nền kinh tế của các nước láng giềng ở vùng biên giới thông qua các hoạt động mưu sinh, Viện Dân tộc học đã giới thiệu đến độc giả cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới Việt Nam”, do hai tác giả Bùi Xuân Đính và Nguyễn Ngọc Thanh đồng chủ biên. Đây là kết quả của đề tài cấp Bộ cùng tên được triển khai tại các điểm biên giới thuộc các tỉnh Lào Cai, Quảng Trị và An Giang. Nghiên cứu này hướng tới nhận diện thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các vùng biên giới, đặc biệt là các quan hệ kinh tế - xã hội xuyên biên giới và tác động của chúng đến các tộc người thiểu số. Từ đó, làm cơ sở cho việc khuyến nghị chính sách, tư vấn giải pháp giúp cho vùng biên giới phát triển bền vững và có tiềm lực để hội nhập quốc tế.

Điểm sách: Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội (29/05/2014)

Bước vào thế kỷ XXI, nhiều nước ở châu Âu, Bắc Mỹ đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa và chuyển sang thời kỳ hậu công nghiệp. Trong gần hai thập niên trở lại đây, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam mới dần diễn ra trên quy mô rộng lớn. Tại Hà Nội, Chính phủ đã lần lượt ban hành các nghị định về việc điều chỉnh địa giới hành chính của một số huyện ngoại thành để thành lập các quận và chuyển một số xã của các huyện này thành phường. Trên thực tế, những tác động tích cực của quá trình này là vô cùng to lớn, song cũng không thể phủ nhận những khó khăn, bất cập và thách thức đang đặt ra cho các làng quê này trên bước đường phát triển.

Điểm sách: Bát Tràng - Làng nghề làng văn (12/05/2014)

Làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) xưa nay nổi tiếng với nghề gốm sứ, đã được quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ Sử học, Khảo cổ học và một số khoa học cận ngành, với nhiều công trình đã được công bố, song chủ yếu đề cập đến đồ gốm và nghề gốm; một số bài viết lẻ về hội làng, chợ làng... Dưới góc độ Dân tộc học/Nhân học, cuốn “Bát Tràng - Làng nghề làng văn” của nhóm tác giả do Bùi Xuân Đính làm chủ biên, được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành đã in một dấu ấn trong tập hợp các công trình nghiên cứu về làng quê này.

Điểm sách: Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư Thủy điện Sơn La (12/05/2014)

Thủy điện Sơn La là một công trình trọng điểm, đa mục tiêu, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước cũng như của các tộc người ở Tây Bắc, trong đó có các tộc người vùng lòng hồ.

Các tin đã đưa ngày: